cskh@atld.vn 0917267397
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009) về Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 2: Cần trục tự hành

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN 8590-2:2010

ISO 4301-2:2009

CẦN TRỤC - PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC - PHẦN 2: CẦN TRỤC TỰ HÀNH

Cranes - Classification – Part 2: Mobile cranes

Lời nói đu

TCVN 8590-2:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4301-2:2009.

TCVN 8590-2:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8590 (ISO 4301), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc gồm các phần sau:

- TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Phần 1: Yêu cầu chung.

- TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành.

- TCVN 8590-3:2010 (ISO 4301-3:1993), Phần 3: Cần trục tháp.

- TCVN 8590-4:2010 (ISO 4301-4:1989), Phần 4: Cần trục tay cần.

- TCVN 8590-5:2010 (ISO 4301-5:1991), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

 

CN TRỤC - PHÂN LOẠI THEO CH Đ LÀM VIỆC - PHẦN 2: CẦN TRỤC T HÀNH

Cranes - Classification – Part 2: Mobile cranes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống phân loại cần trục tự hành và các cơ cấu của nó theo các nhóm chế độ làm việc, dựa trên số chu kỳ vận hành được thực hiện trong suốt thời hạn sử dụng dự kiến và cấp tải danh nghĩa tương ứng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cần trục tự hành cơ bản và các bộ phận của chúng được định nghĩa trong TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cu chung.

TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2), Cần trục - Từ vựng - Phần 2: cần trục tự hành.

ISO 4308-2, Cranes and lifting appliances - Selection of wire ropes - Part 2: Mobile cranes - Coefficient of utilization (Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp thép - Phần 2: Cần trục tự hành - Hệ số an toàn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được quy định trong TCVN 8590-1 (ISO 4301-1) và TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2).

4. Phân loại theo chế độ làm việc

Nhóm chế độ làm việc của cần trục tự hành và các cơ cấu của nó được quy định theo Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại cần trục tự hành theo chế độ làm việc

Điều kiện vận hành cn trục

Điều kiện sử dụng

Nhóm chế độ làm việc của cần trc

Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

Nâng tải

Quay

Nâng cần

Co giãn cng lồng

Di chuyển

(tại nơi vận hành)

Bánh lốp

Bánh xích

Trang bị móc treo - không sử dụng liên tục

Sử dụng ít

A1

M3

M2

M2

M1

M1

M1

Sử dụng gián đoạn

A2

M4

M3

M3

M2

M1

M2

Sử dụng căng

A3

M5

M4

M4

M3

M1

M2

Trang bị gàu ngoạm hoặc nam châm điện

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

A3

M4

M3

M3

M2

M1

M2

Sử dụng căng

A4

M5

M4

M4

M3

M1

M2

Làm việc nặng (bao gồm xếp dỡ công te nơ hoặc phục vụ xếp dỡ trên bến cảng)

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

A4

M5

M4

M3

M1a

M1

M2

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

A4

M5

M4

M3

M3

M1

M2

Sử dụng căng

A5

M6

M5

M4

M4

M1

M2

Phân loại trong bảng này không liên quan tới giá trị hệ số an toàn Zp đối với cáp thép hoặc giá trị hệ số đường kính h đối với tang và puly.

a Chức năng co giãn cần ống lồng không được thực hiện khi đang treo tải.

 

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết