cskh@atld.vn 0917267397
Hỏi & Đáp: Sử dụng NLĐ cao tuổi làm việc: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

1. Thế nào là người cao tuổi? Khác gì người già?

Điều 2 Luật Người cao tuổi khẳng định:

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Căn cứ quy định này, người cao tuổi là người đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam;

- Từ đủ 60 tuổi trở lên.

Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm người cao tuổi và người già.

Khái niệm người già chỉ là cách thông thường mọi người gọi một người đã nhiều tuổi. Đồng thời, đây cũng là khái niệm được đề cập đến tại Bộ Luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật này được sửa đổi năm 2017 đã thay thế “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên”.

2. Người cao tuổi vẫn làm việc thì được hưởng quyền lợi gì?

Sau khi hết tuổi lao động, mọi người thường sẽ chọn nghỉ hưu để tận hưởng tuổi già. Tuy nhiên, không ít trường hợp lựa chọn tiếp tục làm việc.

Khi đó, người lao động cao tuổi được quyền các quyền lợi nêu tại Điều 148, 149 Bộ luật Lao động năm 2019 như:

- Được thỏa thuận với người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;

- Có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác nếu đang hưởng lương hưu mà tiếp tục làm việc theo hợp dồng lao động mới ngoài chế độ hưu trí;

- Không phải làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi trừ trường hợp bảo đảm điều kiện làm việc an toàn.

- Được quan tâm chắc sóc sức khỏe tại nơi làm việc.

3. Cụ thể các chính sách đối với NLĐ cao tuổi

3.1. Hợp đồng lao động của NLĐ cao tuổi

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động xác định thời hạn như sau:

Khi hợp đồng lao động nêu trên hết hạn mà hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động cao tuổi như sau:

Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Ngoài ra, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Như vậy, khi người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động lao động ký kết hợp đồng có thể ký nhiều lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

3.2. Thời gian làm việc của lao động cao tuổi

Thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 149 Bô luật lao động 2019:

Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần (khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019)

3.3. Chế độ lương của lao động cao tuổi

Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định chế độ lương của người lao động cao tuổi như sau:

Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

Như quy định nêu trên, người lao động cao tuổi được hưởng chế độ lương hưu vẫn có thể ký hợp đồng lao động. Ngoài hưởng các khoản tiền lương và quyền lợi theo hợp đồng lao động. NLĐ cao tuổi vẫn có thể được hưởng chế độ hưu trí

3.4. NLĐ cao tuổi có thể làm công việc nặng nhọc độc hại

Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại khoản 1 Điều 64 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

- Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

- Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;

- Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;

- Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;

- Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.

Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng NLĐ cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:

- Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng NLĐ cao tuổi;

- Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi kể trên.

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết