cskh@atld.vn 0917267397
Hỏi & Đáp: Các bước để xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho Người lao động?
 
 
 
0:00
 
 
0:00

1. Bồi dưỡng bằng hiện vật là gì?

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được hiểu là việc cung cấp một số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại mà người lao động phải đối mặt trong môi trường làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Hiện vật bồi dưỡng thường là trứng, sữa, hoa quả … những sản phẩm dễ sử dụng có tác dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể người lao động, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Đây là quy định có tính nhân văn cao của pháp luật lao động hiện nay, không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động mà còn tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có cơ hội chăm sóc, quan tâm hơn đến người lao động của mình thông qua những hành động đơn giản nhưng hết sức ý nghĩa.  

2. Đối tượng nào được bồi dưỡng hiện vật?

Theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:

a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).

3. Mức bồi dưỡng quy định thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:

a) Mức 1: 13.000 đồng;

b) Mức 2: 20.000 đồng;

c) Mức 3: 26.000 đồng;

d) Mức 4: 32.000 đồng.

2. Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

a) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;

b) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;

c) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Phụ lục I. BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT THEO ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

TT

Điều kiện lao động

Chỉ tiêu về điều kiện lao động

Mức bồi dưỡng

1

Loại IV

(Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 1

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Mức 2

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2

2

Loại V

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

3

Loại VI

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

Đảm bảo 02 điều kiện sau:

- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên;

- Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc từ số thứ tự 02 đến số thứ tự thứ 09 Mục A, Phụ lục I Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp thang điểm 5 trở lên.

Mức 4

4. Các bước tiến hành xác định và thực hiện bồi dưỡng (tham khảo)

Bước Hành động Văn ban căn cứ
1

 Lọc ra các nghề, công việc tại công ty thuộc danh mục nghề, công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại do nhà nước ban hành

 Lưu ý: Khi tra cứu cần tra cứu trong lĩnh vực của công ty và những lĩnh vực có thể có điều kiện làm việc tương tự

 

11/2020/TT-BLĐTBXH

19/2023/TT-BLĐTBXH

2

 So sánh điều kiện làm việc thực tế tại công ty với điều kiện lao động được nêu trong các quy định trên.

 1. Dựa vào kết quả quan trắc môi trường lao động hoặc căn cứ

 2. Kết quả đánh giá phân loại điều kiện lao động theo hướng dẫn tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH cho các công việc nằm trong danh mục hoặc không nằm trong danh mục nhưng người lao động tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.

29/2021/TT-BLĐTBXH
3  Ra quyết định công nhận NLĐ làm nghề, công việc nguy hiểm nặng nhọc (loại IV, V hoặc VI) nếu có các điều kiện lao động tương tự trong quy định hoặc dựa trên kết quả phân loại điều kiện lao động  
4  Xác định mức bồi dưỡng hiện vật dựa trên hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH 24/2022/TT-BLĐTBXH
5  Lấy ý kiến của BCH Công đoàn để lựa chọn hiện vật bồi dưỡng cho phù hợp 24/2022/TT-BLĐTBXH
6  Tiến hành bồi dưỡng hiện vật cho NLĐ theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH  
7  Lưu hồ sơ bồi dưỡng hiện vật  

 

Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết