cskh@atld.vn 0917267397
So sánh 2 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH và 03/2025/TT-BLĐTBXH
SO SÁNH
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 2 THÔNG TƯ VỀ PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
Nội dung 29/2021/TT-BLĐTBXH 03/2025/TT-BLĐTBXH
Trách nhiệm (Điều 2) 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Người sử dụng lao động.

6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

5. Người sử dụng lao động.
Đối tượng áp dụng Nghề, công việc nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có khả năng là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều 9) Nghề, công việc nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có khả năng là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều 5)
Phân loại lao động theo điều kiện lao động 6 loại: Điều kiện lao động gồm 6 loại từ I - VI (Điều 3)
Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động 1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động (Điều 4)
Không đề cập nhưng có thể hiểu mục đích tương tự
Đơn vị thực hiện đánh giá điều kiện lao động Tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động (Điều 5) Tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động (Điều 5 của thông tư, Điều 3 Nghị định 39/2016 và Điều 18 Luật ATVSLĐ)
Phương pháp thực hiện Phương pháp tính điểm trung bình trên 6 yếu tố đặc trưng của nghề, công việc dược đánh giá (Điều 6) 1. Phương pháp tính điểm (khoản 1 Điều 5)
2. Phương pháp khác (khoản 2 Điều 5)
Số mẫu đánh giá (n) Không quy định cụ thể Số mẫu được xác định theo công thức sau tại khoản 1 Điều 5
Tần suất thực hiện Lần đầu, khi có sự thay đổi hoặc định kỳ 5 năn/lần Khi cần thiết
Quan điểm của HSE Provider: Thực hiện khi có sự thay đổi, bổ sung, loại bỏ ra khỏi danh sách nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại)
Thủ tục sau khi thực hiện Gởi kết quả đánh giá cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (khoản 2 Điiều 9) Không quy định
Quan điểm của HSE Provider: Cũng nên gởi đặc biệt khi kết quả đánh giá có sự thay đổi theo hướng bất lợi cho Người lao động (giảm hoặc loại bỏ ra khỏi danh sách nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại)
Click vào phần bôi vàng để xem thay đổi chi tiết